Những Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây Cà Phê

Cũng giống như con người cần dinh dưỡng để lớn lên, để có những vụ mùa bội thu người nông dân cần bổ xung chất dinh dưỡng cho cây cà phê trên hành trình phát triển, đơm hoa kết trái cũng cần nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau. Có 16 yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây cà phê, chúng được chia thành 4 nhóm:

Chọn hạt cà phê

Những nhóm chất dinh dưỡng cho cây cà phê.

Nhóm 1: Cacbon, Oxy và Hydro

Những nguyên tố này có trong nước và không khí, được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp để tạo ra glucose.

Nhóm 2: Nitơ, Phospho và Kali (N, P, K)

Những chất này còn được gọi là “chất dinh dưỡng đa lượng”. Cây cà phê khỏe mạnh cần chúng một lượng lớn.

Nhóm 3: Canxi, Magie và Lưu Huỳnh

Chúng được gọi là “chất dinh dưỡng trung lượng”, vì chúng cần thiết với số lượng ít hơn chất dinh dưỡng đa lượng.

Nhóm 4: Kẽm, Bo, Mangan, Molypden, Sắt, Đồng và Clo

Chúng được gọi là “các nguyên tố vi lượng”, vì chúng cần ít hơn – mặc dù chúng vẫn cần thiết cho dinh dưỡng của cây cà phê.

Chất Dinh Dưỡng Đa Lượng Giúp Cây Cà Phê Khỏe Mạnh

Nitơ (N)

Nitơ là chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong sản xuất cà phê. Hàm lượng N trong cây cà phê biến động từ 1,5 – 3,0% trọng lượng khô, trong hạt chứa từ 2,9 – 3,5%; trong lá từ 1,5 – 3,5%. Đạm được cây lấy từ đất ở dạng NH4+ và NO3–, sau đó kết hợp với các hợp chất mà cây đồng hóa được nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo thành các amino acid và protein.

Phospho (P)

Phospho là một chất dinh dưỡng chính yếu thường gặp trong cây cà phê. Mức phospho xung quanh rễ cây sẽ chịu trách nhiệm cho năng suất, chứ không phải là lượng phospho có trong đất nói chung. Sự hấp thụ phospho có thể được cải thiện bằng cách kết hợp với “nấm cộng sinh rễ”. Các loại nấm cộng sinh như mycorrhizae tạo điều kiện cho nước và chất dinh dưỡng hấp thụ trong cây, và cây cung cấp thức ăn và chất dinh dưỡng được tạo ra bởi quá trình quang hợp cho nấm.

Kali (K)

Kali đặc biệt quan trọng trong việc phát triển trái cây chất lượng cao – ảnh hưởng đến màu sắc, hình dạng và độ đường. Thực vật sẽ hấp thụ lượng kali vượt quá mức cần thiết để phát triển khỏe mạnh, mặc dù điều này có thể cải thiện chất lượng quả nhưng không có tác dụng đo lường được đối với năng suất.

Chất Dinh Dưỡng Trung Lượng Và Vi Lượng Đóng Vai Trò Cần Thiết

Canxi (Ca)

Canxi tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chống chịu với môi trường, tăng tính chịu độc nhôm và mangan của cây.

Magie (Mg)

Magie là thành phần chính trong diệp lục, là nhà máy hấp thu năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp. Magie cũng tham gia vào các phản ứng enzym liên quan đến sự chuyển hóa năng lượng của cây.

Lưu Huỳnh (S)

Lưu huỳnh tham gia tạo thành clorophyll là thành phần quan trọng của diệp lục đóng vai trò to lớn trong việc tổng hợp các hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Lưu huỳnh cũng tham gia trong việc cấu tạo các hợp chất thơm cho hạt cà phê, tăng cường tính chịu hạn và chịu nhiệt của cà phê.

Bo (B)

Bo có vai trò trong việc tăng số đốt, số cành dự trữ, tăng số mầm hoa. Bo cũng có tác dụng kích thích sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của túi phấn, giúp cho quá trình hình thành quả xảy ra thuận lợi.

Kẽm (Zn)

Kẽm làm tăng tính chịu hạn, chịu nóng, thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm, lân trong cây. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hóa mầm hoa, thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả.

Sắt (Fe)

Sắt không có vai trò rõ ràng đối với sinh trưởng và phát triển của cà phê. Sắt chỉ làm cho màu hạt cà phê đẹp hơn.

Mangan (Mn)

Mangan có vai trò xúc tiến quá trình quang hợp của cây diễn ra tốt hơn.

Cách Khắc Phục Tình Trạng Cây Cà Phê Thiếu Dưỡng Chất

Thiếu Nitơ (N)

Nito có thể được bổ sung vào đất bằng cách thêm phân động vật hoặc vi khuẩn cố định nitơ tập trung trong rễ của một số cây trồng như cây họ đậu.

Thiếu Phospho (P)

Hiện tượng thiếu lân thường thấy ở các vườn cà phê kinh doanh sau khi thu hoạch có thể được khắc phục bằng cách tưới nước tốt hoặc dùng hợp chất phốt phát kali để phun cho cà phê.

Thiếu Magie (Mg)

Cách chữa nhanh nhất cho cây thiếu Magie là phun Magie nitrat hoặc Magie sunphat.

Thiếu Lưu Huỳnh (S)

Để phòng trị, hàng năm bón một lượng phân có chứa gốc lưu huỳnh như SA hoặc sun phát kẽm.

Thiếu Bo (B)

Khi cây thiếu bo, cần bón vào đất khoảng 10 – 20 g borax mỗi cây mỗi năm, hoặc phun borax nồng độ 0,4%, hoặc acid boric nồng độ 0,3%.

Thiếu Kẽm (Zn)

Để khắc phục, cần bổ sung các loại phân có chứa kẽm định kỳ và phun dung dịch sunphát kẽm vào tháng 6,7 từ 2 – 3 lần.

Thiếu Sắt (Fe)

Để phòng trị có thể bón sắt chelate hoặc phun sunphát sắt.

Việc thiếu “dinh dưỡng” có thể khiến cây còi cọc, giảm năng suất. Chính vì vậy, người nông dân cần theo dõi các giai đoạn phát triển của cây để kịp thời phát hiện các triệu chứng và đưa ra giải pháp thích hợp.